Bạn có thể chậm và tắt kinh, ngực căng tức rồi tiết sữa, ngay cả buồn nôn ốm nghén, nhưng lại hoàn toàn không phải có "tin vui". Những triệu chứng mang thai giả này từ đâu mà có? Liệu cách điều trị không?
Những dấu hiệu có thai giả thường xảy ra ở những phụ nữ luôn mong muốn, khao khát có con. Trong cơ thể người mang thai giả, hay còn gọi là mang thai tưởng tượng lúc này, các thay đổi về nội tiết tố, các dấu hiệu thực thể đều diễn ra như mẹ mang thai bình thường.
Mang thai giả là gì?
Mang thai giả có tên tiếng Anh là pseudocyesis. Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10), mang thai giả được xếp vào mục các rối loạn tâm thần. Hiện tượng mang thai giả được hiểu là những trường hợp phụ nữ về mặt sinh lý không có thai nhưng cảm xúc và triệu chứng cơ năng của cơ thể giống hết như những người mang thai tháng đầu thai kỳ. Nghĩa họ cũng ốm nghén, mất kinh, thèm chua, rồi cảm giác bụng và ngực to lên.
Tuy nhiên nếu đi khám sớm, hoặc để hết tam cá nguyệt thứ nhất mới “thỉnh” đến bác sĩ thì rõ ràng là không xuất hiện các triệu chứng của thực tể và siêu âm cũng không thấy những hình ảnh của thai nhi.
Phải khẳng định một cách khoa học việc không có thai là một thực tế, nhưng rồi có thể họ bị vô sinh rồi vì lý do nào đó hoặc là vô thức hoặc là có ý thức mà họ tưởng tượng hoặc là cố tình giả vờ để có những triệu chứng như có thai thực sự.
Nguyên nhân mang thai giả
Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30, 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, bị mất con vì nguyên nhân nào đó, là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bởi mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưỡi đồi ở não, hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra do mâu thuẫn về cảm xúc. Khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc, làm thay đổi hệ thống nội tiết bên trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao dù không có thai thật sự nhưng bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai. Ngoài ra, giả thuyết về cơ chế sinh học lại cho rằng hậu quả của sự lo lắng, căng thẳng quá mức làm cơ thể tiết ra nội tiết tố như khi mang thai, gây táo bón, trướng bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột, tạo cảm giác như thai máy. Bụng to có thể là do béo lên vì khi người phụ nữ bảo có thai áp lực từ gia đình, ăn uống quá nhiều, không phải làm việc nên tăng cân là điều dĩ nhiên. Hoặc là họ bị bệnh như u nang buồng trứng to cũng làm cho bụng to lên hoặc là các bệnh gan, thận hoặc bệnh khác gây tràn dịch trong ổ bụng gọi là “cổ trướng” hoặc là “báng nước”, nhưng khi xét nghiệm HCG (trong 3 tháng đầu) kết quả sẽ âm tính và khi siêu âm thì không thấy hình ảnh thai nhi.Triệu chứng mang thai giả
Theo các nghiên cứu cho thấy khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đều đã từng bị chẩn đoán nhầm là mang thai bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các dấu hiệu nhẫm lẫn đó là:- Tắt kinh
- 50-90% bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- 60-90% bụng to lên
- Ngực căng to, đau nhức, có tiết sữa
- Ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi thường là vào buổi sáng
- Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn chua, thèm ăn ngọt
- Dấu hiệu thai máy, thực chất là do nhu động ruột non. 50-75% phụ nữ cảm thấy điều này
- 1% có dấu hiệu chuyển dạ thật.