Teya Salat
Trang chủ » Blog cập nhật » triệu chứng phụ khoa nguy hiểm trong thai kì, hãy xem và cẩn thận
Tìm kiếm
↓↓

triệu chứng phụ khoa nguy hiểm trong thai kì, hãy xem và cẩn thận

T-Mod T-Mod [ON]
Đăng 2018-12-18

Mẹ rất dễ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai do những thay đổi đột ngột ở vùng kín mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu của bệnh và những biểu hiện thông thường. Dưới đây là những chấn đoán và giải đáp của bác sĩ từ bệnh viên phụ sản trên toàn quốc.

Câu hỏi 1: Tôi 28 tuổi, lần đầu tiên mang thai, tôi đã đọc rất nhiều kiến thức về sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, đặc biệt là âm đạo. Nhưng vẫn không yên tâm khi âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khí hư nhiều có lẫn máu. Đó có phải là dấu hiệu bệnh phụ khoa khi mang thai nguy hiểm không thưa bác sĩ?

Trả lời:

Ra máu âm đạo trong khi mang thai là một điều đáng lo sợ nhưng không phải tất cả những biểu hiện này đều là dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm. Rất nhiều mẹ phát hiện dịch âm đạo lẫn máu ở tam cá nguyệt đầu tiên, sau khi quan hệ hoặc khám vùng chậu ở cuối thai kỳ. Những trường hợp này chưa có gì bất thường và đáng lo.

Lý do bà bầu ra máu đầu thai kỳ là do trứng thụ tinh bám vào nội mạc tử cung để làm tổ, kích thích cổ tử cung.

Rỉ máu cuối thai kỳ thường liên quan đến lưu lượng máu và hormone tăng cao khiến các mạch máu li ti ở cổ tử cung dễ bị vỡ. Rỉ máu ở bà bầu mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ.

Cách xử lý:

Câu hỏi 2: Tôi đang mang thai tháng thứ 3, từ lúc mang thai tôi thấy vùng kín ra nhiều khí hư và suốt tháng đều ra nhiều như vậy, gần đây vùng kín còn bị ngứa và rát, khí hư bột như bã đậu, gây khó chịu đến khó ngủ. Tôi đã đi khám, bác sĩ kết luận bị bệnh phụ khoa khi mang thai có tên là nấm âm đạo và được bác sĩ kê thuốc bôi Canesten, ngày bôi 2 lần. Bác sĩ còn khuyên về tìm mua dung dịch vệ sinh vùng kín dành cho bà bầu và rửa ngày 1 lần.

Xin hỏi, bệnh này có nguy hiểm cho tôi  và con không? Thuốc bôi đó có trị hết nấm âm đạo cho tôi không? Nên mua loại dung dịch vệ sinh vùng kín nào tốt nhất và an toàn nhất dành cho bà bầu?

Trả lời:

Khi mang thai do sự thay đổi về nội tiết, khiến vùng kín phụ nữ tiết dịch sinh lý nhiều, liên tục và gây ẩm ướt thường xuyên. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây viêm tấn công, trong đó tác nhân nấm và tạp khuẩn là thường gặp, và dấu hiệu ngứa, rát, tấy đỏ là biểu hiện của viêm nhiễm vùng kín, phổ biến nhất là viêm âm đạo.

Khi phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do nấm Candida, mà không chữa trị sẽ lây sang thai nhi, và khi bệnh viêm âm đạo nặng hơn, có thể sẽ gây sinh non cho bà bầu, nặng hơn có thể khiến thai nhi tử vong trong tử cung. Bởi vậy, cần điều trị nấm âm đạo càng sớm càng tốt.

Nếu bà mẹ mang thai bị nấm âm đạo thì em bé sinh ra có nguy cơ cao bị viêm âm đạo do nấm. Khi sinh em bé đi ngang qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu em bé bị suy dinh dưỡng trong bào thai hoặc sinh non, khi đó sức đề kháng yếu có thể gây ra bệnh viêm phổi do nấm (hiếm gặp).

Nghiêm trọng hơn, khi nuốt phải nấm trên đường ra đời, bé còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, lúc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của bé.

Bạn đang mang thai 3 tháng đầu, thấy ngứa rát vùng kín và được bác sĩ kết luận là bị nhiễm nấm âm đạo. Canesten có cả dạng thuốc bôi và thuốc đặt,  giúp diệt nấm âm đạo tại chỗ khá tốt, không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Bạn bôi kem Canesten khoảng 5-7 ngày, nếu thấy không hết ngứa rát thì nên đến khám lại để bác sĩ thay sang thuốc đặt. Tuy nhiên, việc đặt thuốc vào âm đạo trong 3 tháng đầu cần có sự hỗ trợ của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, bạn cần điều trị đồng thời cả cho chồng với sự hướng dẫn của bác sĩ vì nấm Candida có lây qua quan hệ tình dục.

Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và sử dụng đúng cách dung dịch vệ sinh vùng kín khi đang mang thai là rất quan trọng vì không những góp phần điều trị nấm, viêm âm đạo mà còn giúp vệ sinh sạch sẽ vùng kín, ngăn ngừa nhiễm hoặc tái phát viêm âm đạo. Tiêu chuẩn lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín cho phụ nữ mang thai và sau sinh là:

Bạn có thể tham khảo cách chọn dung dịch vệ sinh an toàn cho phụ nữ mang thai tại đây 

Câu hỏi 3: Em năm nay 25 tuổi, đang mang thai tháng thứ 6 , 1 tuần gần đây vùng kín tiết ra rất nhiều khí hư màu trắng trong như lòng trắng trứng, không ngứa nhưng có mùi hôi. Em cũng đã chú ý vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ, dùng dung dịch vệ sinh có mùi thơm nhưng không hết hôi. Đi làm ngồi cạnh đồng nghiệp cũng thấy rất ngại. Trước khi mang bầu,vùng kín của em không gặp triệu chứng này bao giờ.

Mong bác sĩ giải đáp giúp em tại sao khi mang thai ra nhiều khí hư như vậy? Có phải em đang bị viêm nhiễm và bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

“Khí hư” là dịch tiết sinh lý từ âm đạo, vai trò của khí hư là giúp làm sạch, dưỡng ẩm âm đạo và chống nhiễm trùng.

Tại sao khi mang thai ra nhiều khí hư? Lý giải cho tình trạng này chính là do nồng độ estrogen và progesterone gia tăng trong thời kì “bụng mang dạ chửa” làm cho âm đạo xả dịch nhiều và liên tục. Bên cạnh đó khung xương chậu mềm, cổ tử cung mở rộng để tiếp nhận thai nhi, khí hư tiết ra nhiều như một phản ứng tự nhiên để bảo vệ cơ thể không bị tấn công bởi vi khuẩn, virus

Nếu bạn đang bị ra nhiều khí hư khi mang thai, khí hư có màu  trắng trong như lòng trắng trứng kèm hôi ngứa khó chịu là dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm phụ khoa. Việc bạn sử dụng dung dịch vệ sinh có mùi thơm để khử mùi hôi càng làm pH âm đạo mất cân bằng làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Bạn nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng viêm nhiễm của bạn.

Ngoài ra Bên cạnh đó,  bạn cần chú ý kết hợp 1 số cách đơn giản để giữ vệ sinh vùng kín, giúp luôn  khô thoáng và khỏe mạnh, tăng cường hiệu quả khi điều trị viêm nhiễm.

Câu hỏi 4: Tôi có dự định sinh con đầu lòng, sau khi đi khám bệnh phụ khoa khi mang thai bác sĩ kết luận tôi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn 2 cần đốt để điều trị nhưng tôi sợ phương pháp này ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Xin cho hỏi có cách nào điều trị hiệu quả mà không cần dùng đến biện pháp xâm lấn không ạ?

Trả lời:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa khi mang thai phổ biến, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới viêm nhiễm ngược dòng gây viêm dính hoặc tắc vòi trứng gây khó thụ thai hoặc vô sinh và có thể gây ra các biến chứng như viêm nhiễm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung,… Vì vậy bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.

Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ thường sẽ kê kháng sinh uống, đặt để chống viêm hoặc đốt nếu chống viêm không tiến triển. Tuy nhiên, phương pháp diệt tuyến (áp lạnh, đốt điện, laser) cần đốt đúng kỹ thuật, tay nghề bác sĩ cao để tránh để lại sẹo gây khó thụ thai và một thực tế là nhiều trường hợp bị kéo dài dai dẳng mãi không khỏi, bị tái phát hoặc tái nhiễm do mất cân bằng PH âm đạo (hậu quả của việc điều trị bằng kháng sinh: diệt hết vi khuẩn có hại và diệt luôn vi khuẩn có lợi). Mất cân bằng PH cùng với lộ tuyến làm cho khí hư ra nhiều càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bạn nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ và kết hợp thêm sản phẩm chứa các loại thảo dược, thành phần tự nhiên như:ImmuneGamma, Trinh Nữ Hoàng Cung, Cao Dây Kí Ninh, Cao Hoàng Bá để hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến để giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương lộ tuyến hiệu quả mà không cần diệt tuyến,  kiểm soát tiết dịch âm đạo, cân bằng độ PH âm đạo (rất quan trọng ),tăng sức đề kháng, khôi phục lại cơ chế tự bảo vệ của hệ sinh dục nữ trước những mầm bệnh phụ khoa khi mang thai.

Ngoài ra, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ như sử dụng gel bôi giúp diệt khuẩn, ngừa viêm nhiễm, khử mùi hôi được chiết xuất từ Nano Bạc, tinh chất trà xanh, Bạc hà. Bạn cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.

Cùng chuyên mục →


Bạn đang xem

triệu chứng phụ khoa nguy hiểm trong thai kì, hãy xem và cẩn thận

Bạn có thể Chia Sẻ Bài Viết này lên FaceBook Chia sẻ bài viết: triệu chứng phụ khoa nguy hiểm trong thai kì, hãy xem và cẩn thận
Chưa có bình luận, hãy là người đầu tiên!